THÀNH PHẦN:
Dầu tràm, dầu tràm gió là một loại dầu gió được chiết xuất từ lá của cây tràm lá dài (Melaleuca leucadendra), cũng có thể chiết xuất từ các cây khác thuộc chi Tràm. Cây tràm trà có rất nhiều đặc tính ưu việt. Khi ép và chưng cất, lá của loại cây này cho ra dầu tự nhiên 100%. Hai hoạt chất chủ yếu trong dầu tràm đó là: Eucalyptolchiếm 42-52% và α-Terpineol chiếm 5-12%. Eucalytol có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đờm, có hương thơm và mùi dễ chịu. Chất Terpineol có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, thực tế đã có nhiều công trình của bộ Y Tế cấp nhà nước đã nghiên cứu công dụng kháng khuẩn của Terpineol có tác dụng ức chế các loại virus cúm.
CÔNG DỤNG DẦU TRÀM:
1. Đối Với Người Lớn
- Phòng ngừa cảm mạo trúng gió.
- Tạo hương thơm dễ chịu, lại có tính sát khuẩn, ức chế virus.
- Với khả năng kháng khuẩn, nấm, khử trùng, tinh dầu tràm là liệu pháp chăm sóc và làm đẹp cơ thể an toàn dùng cho phụ nữ trước và sau sinh.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về da do vi khuẩn hay nấm gây lên như mụn trứng cá, mụn mủ, da nhờn, phồng rộp,mụn cóc,…
- Phòng muỗi con trùng cắn, giảm da sưng và ngứa.
- Nhiễm nấm bàn chân, nhiễm trùng móng và đau chân.
- Giảm hôi chân, hôi nách, ra mồ hôi chân tay.
- Chống hôi miệng, viên lợi.
- Dầu tràm có mùi thơm không quá nồng xoa vào vết bầm tím hay chỗ nhức mỏi vài phút sẽ hết.
- Thư giãn cơ thể sau 1 ngày làm việc mệt mỏi.
2. Đối Với Trẻ Nhỏ
- Giúp giữ ấm cơ thể cho bé, phòng ho và cảm lạnh.
- Ức chế sự phát triển của virus, nấm… đặc biệt là trong các đợt cao điểm sốt, cúm, dịch chân tay miệng, dùng dầu tràm sẽ chống được nhiều bệnh truyền nhiễm cho trẻ như Ebola, chân tay miệng, A/ H5N1, A/H1N1, cúm…
- Tránh và HT trị muỗi và cồn trùng cắn rất hiệu quả.
- Làm giảm ngạt mũi ở trẻ, làm trẻ dễ ngủ, ngủ sâu.
- Chống đầy hơi, khó tiêu cho trẻ
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:
1. Đối Với Người Lớn
- Để làm ấm cơ thể: Thoa hai bên thái dương, cổ, ngực, xương sống…
- Giảm ngạt mũi: Xông, hít, ngửi dầu vào vùng mũi họng.
- Giảm mụn nhọt: Dùng miếng vải cotton nhúng vào dầu tràm và thoa trực tiếp lên đầu mụn, thoa dầu tràm 2 lần/ngày, trước lúc đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng.
- Thư giãn cơ thể: Nhỏ nhiều giọt tinh dầu tràm trà vào bồn nước và ngâm mình.
- Chống hôi miệng, viêm lợi: Nhỏ 3 giọt tinh dầu tràm trà vào cốc nước ấm hoặc kem đánh răng, dùng dung dịch này súc miệng từ 2-3 lần/ ngày.
- Giảm hôi chân: Rửa sạch, lau khô bàn chân sau đó xoa dầu dưới 2 lòng bàn chân trước khi mang giày, vớ.
- Giảm hôi nách: Vệ sinh vùng nách thật sạch, sau đó bôi dầu tràm lên để 30p cho các tinh chất ngấm sâu vào, sau đó rửa lại bằng nước sạch, giảm hôi nách hiệu quả.
- Ngoài ra, đối với người già hoặc người dương khí kém, gan bàn tay, chân lạnh. Sử dụng tinh dầu tràm bôi vào gan bàn tay, bàn chân sẽ giúp làm ấm chân tay, đồng thời khiến cho giấc ngủ trở nên sâu và ngon hơn…
2. Đối Với Trẻ Nhỏ
- Phòng bệnh dịch: Nhỏ vài giọt vào nước tắm cho bé kết hợp massage giúp bé thoải mái, dễ ngủ (tránh dầu vào mắt bé) đồng thời làm sạch khuẩn, kháng khuẩn, chống Virut truyền nhiễm bệnh dịch (các nhà khoa học đã phát hiện ra chất α- Terpineol trong tinh dầu Tràm tác dụng diệt khuẩn rất tốt).
-Tránh gió:Thoa trực tiếp dầu tràm lên thái dương, lòng bàn chân cho bé khi trời trở lạnh hoặc trước khi bé ra ngoài
- Tránh bệnh hô hấp: Cho một vài giọt dầu tràm vào chén nước nóng, để ở góc nhà giúp làm sạch không khí, tránh cho bé khỏi các bệnh về đường hô hấp.
- Phòng và HT trị muỗi: Pha loãng dầu tràm với nước ấm sau đó nhẹ nhàng bôi lên da cho bé giúp bé tránh bị muỗi cắn. Nếu chẳng may bé bị vết muỗi cắn, thoa dầu tràm lên vết muỗi đốt sẽ làm giảm sưng và đau.
- Khó tiêu: Xoa một chút dầu tràm lên tay rồi nhẹ nhà xoa bụng cho bé sẽ giúp bé dễ tiêu
- Ngạt mũi: Khi bé bị ngạt mũi, bôi một chút dầu tràm lên ngón tay rồi đưa qua đưa lại mũi bé sẽ hết ngạt.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Không ăn, uống hay để tinh dầu rớt vào mắt và vùng nhạy cảm.
Không bôi tinh dầu vào vết thương hở.
BẢO QUẢN
Nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp.