CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL – Siêu thị thuốc việt
DANH MỤC SẢN PHẨM
Ceclor Sus 125Mg/60Ml - ZUL

Ceclor Sus 125Mg/60Ml - ZUL

Thương hiệu
Mã SP
Chọn số lượng
Gọi điện đặt hàng

Thuốc CECLOR TABS 375MG 10'S - ZULLà gì?

Ceclor Sus 125Mg/60Ml của Công ty cổ phần dược phẩm Sus, thành phần chính cefaclor, Ceclor Sus 125mg/60ml dùng trong các trường hợp viêm phổi và viêm phế quản; Viêm xoang; Viêm niệu đạo cấp do lậu cầu; NK nặng, viêm tai giữa, vi khuẩn ít nhạy cảm.


Thành phần của CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL

  • Thành phần của thuốc
    • Dược chất chính: Sau khi pha thuốc, 5ml hỗn dịch có chứa cefaclor monohydrate tương đương 125 mg hoặc 250mg cefaclor.
    • Tá dược: Erythrosine Aluminium Lake, Methyl Cellulose 15, Sodium Lauryl Sulphate, Dimethicone, Xanthan Gum, Tinh bột, Mùi vị dâu tây nhân tạo 52.312 AP 05.51, Sucrose.
  • Loại thuốc: Thuốc kháng sinh
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 1 chai 60ml dung dịch uống
  • Nhà sản xuất: Sus, Ý

Công dụng của ‘CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL

Chỉ định

Thuốc Ceclor Sus 125Mg/60Ml được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

Cefaclor được chỉ định cho các nhiễm trùng do các vi khuẩn nhạy cảm sau đây:

  • Viêm tai giữa do S.pneumoniae, H.influenzae, staphylococcus, S.pyogenes, (Streptococcus B tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi, gây ra do S.pneumoniae, H.influenzae, S.pyogenes(streptococcus B tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên, kể cả viêm họng và viêm amidan gây ra do S.pyogenes (streptococcus B tán huyết nhóm A) và M.catarrhalis.

Lưu ý: Penicillin là thuốc thường được chọn để điều trị và phòng ngừa nhiễm trùng do streptococcus, gồm cả điều trị dự phòng thấp khớp. Hội Tim Hoa Kỳ đã đề nghị sử dụng amoxicillin như là một thuốc chuẩn mực để dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trong các thủ thuật nha khoa, các thủ thuật tại miệng và đường hô hấp trên, penicillin V có thể chấp nhận được là thuốc thay thế để phòng ngừa nhiễm khuẩn huyết do streptococcus B tán huyết. Nói chung cefaclor có hiệu quả điều trị streptococcus ở đường tai mũi họng; tuy nhiên hiện nay chưa có các số liệu chắc chắn về hiệu quả của cefaclor trong phòng ngừa thấp khớp hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm trùng.

  • Nhiễm trùng tiết niệu bao gồm viêm bể thận và viêm bàng quang do E.coli, P.mirabilis, Klebsiella spp, và tụ cầu coagulase âm tính. 

Lưu ý: Cefaclor có hiệu quả trong nhiễm trùng tiết niệu kể cả cấp tính lẫn mạn tính.

  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da do S.aureus và S.pyogenes(Streptococcus B tán huyết nhóm A)
  • Viêm xoang
  • Viêm niệu đạo do lậu cầu. 

Nên nuôi cấy và làm kháng sinh đồ để xác định tính nhạy cảm của vi khuẩn gây bệnh với cefaclor.

Dược lực học

Các thử nghiệm in vitro cho thấy rằng cephalosporin có tác dụng diệt khuẩn do ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào. Trong khi các thử nghiệm in vitro đã chứng minh được tính nhạy cảm của phần lớn các chủng vi khuẩn sau đây với cefaclor, thì hiệu quả lâm sàng đối với các chủng không được đề cập trong phần Chỉ định và cách dùng lại chưa được biết.

Vi khuẩn hiếu khí, gram dương

  • Staphylococcus, bao gồm các chủng tạo men penicillinase, coagulase dương tính, coagulase âm tính (khi được thử nghiệm in vitro), có biểu hiện đề kháng chéo giữa cefaclor và methicillin.
  • Streptococcus pneumoniae
  • Streptococcus pyogenes

Vi khuẩn hiếu khí, gram âm

  • Citrobacter diversus
  • Escherichia coli
  • Haemophilus influenzae, bao gồm các chủng tạo men B-lactamase, kháng ampicillin.
  • Klebsiella spp
  • Moraxella (Branhamella) catarrhalis
  • Neisseria gonorrhoeae
  • Proteus mirabilis

Vi khuẩn kỵ khí

  • Bacteroides spp (ngoại trừ Bacteroides fragilis).
  • Peptococcus niger
  • Peptostreptococcus spp
  • Propionibacteria acnes

Chú ý: Staphylococcus kháng methicillin và phần lớn các chủng enterococcus (Enterococcus feacalis [trước đây gọi là Streptococcus feacalis] và Enterococcus faecium [trước đây gọi là Streptococcus faecium]) đề kháng với cefaclor và các loại cephalosporin khác. Cefaclor không tác động trên phần lớn các chủng Enterobacter spp, Serratia spp, Morganella morganii, Proteus vulgaris và Providencia rettgeri. Cefaclor không tác động trên Pseudomonas spp hoặc Acinetobacter spp.

Dược động học

Cefaclor được hấp thu rất tốt khi uống ở tình trạng đói. Tổng số thuốc được hấp thu giống nhau dù bệnh nhân dùng lúc đói hay lúc no; tuy nhiên khi dùng chung với thức ăn nồng độ đỉnh chỉ đạt được 50%-75% so với nồng độ đỉnh đạt được khi bệnh nhân nhịn đói và đạt được chậm hơn khoảng 45 -60 phút. Sau khi dùng liều uống 250mg, 500mg, 1g, ở tình trạng đói, nồng độ đỉnh trung bình trong huyết thanh tương ứng là 7,13,và 23mg/L, đạt được sau 30 -60 phút. Khoảng 65 -85% lượng thuốc được thải trừ dưới dạng không đổi trong nước tiểu trong vòng 8 giờ, một phần lớn thuốc được thải trừ trong 2 giờ đầu.

Trong khoảng 8 giờ này, nồng độ đỉnh trong nước tiểu tương ứng sau khi uống 250mg, 500mg, 1g đạt được là 600, 900, và 1.900mg/L. Thời gian bán hủy trung bình trong huyết thanh người bình thường khoảng 1 giờ (từ 0,6 đến 0,9). Ở bệnh nhân có chức năng thận suy giảm, thời gian bán hủy thường kéo dài hơn một chút. Ở người suy giảm hoàn toàn chức năng thận, thời gian bán hủy trong huyết tương của dạng thuốc ban đầu là 2,3 đến 2,8 giờ. Đường thải trừ thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng chưa được xác định. Lọc máu làm giảm thời gian bán hủy của thuốc khoảng 25 -30%.


Liều dùng của CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL

Cách dùng CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL

Cefaclor được sử dụng bằng đường uống.

Liều dùng CECLOR TABS 375MG 10'S - ZUL

Người lớn: Liều thông thường là 250mg mỗi 8 giờ. 

  • Đối với viêm phổi và viêm phế quản: Dùng 250mg, 3 lần mỗi ngày. 
  • Đối với viêm xoang: Dùng 250mg, 3 lần mỗi ngày trong 10 ngày. 
  • Đối với nhiễm trùng trầm trọng hơn (như viêm phổi) hoặc nhiễm trùng do các vi khuẩn khác ít nhạy cảm hơn: Có thể tăng liều gấp đôi. Liều 4g/ngày đã được dùng một cách an toàn cho người bình thường trong vòng 28 ngày, tuy nhiên liệu tổng cộng hàng ngày không nên vượt quá lượng. 
  • Để điều trị viêm niệu đạo cấp do lậu cầu ở nam và nữ: Dùng một liều duy nhất 3g, phối hợp với 1g probenecid.

Trẻ em: Liều thông thường là 20mg/kg/ngày, chia ra mỗi 8 giờ. 

  • Đối với viêm phế quản và viêm phổi: Dùng liều 20mg/kg/ngày, chia làm 3 lần. 
  • Đối với các nhiễm trùng trầm trọng hơn, viêm tai giữa, và nhiễm trùng do vi khuẩn ít nhạy cảm nên dùng liều 40mg/kg/ngày chia làm nhiều lần uống. Liều tối đa là 1g/ngày.

SẢN PHẨM KHUYẾN MÃI

zalo
zalo