Thành phần của chè đắng
- Đại bộ phận thành phần chè đắng cũng tương tự như chè xanh, chỉ khác nhau về hàm lượng. Ngoài một số hoạt chất chính khác với chè xanh, chè đắng Tây Bắc có hàm lượng flavoonoid chất có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư cao gấp 7 lần chè xanh.
Công dụng của chè đắng
- Chè đắng là loại thuốc chữa bệnh, không được xếp vào loại thuốc bổ.
- Có tác dụng chữa cảm mạo nhức đầu, tản phong nhiệt, ngứa mắt, viêm mũi, giải độc, giảm khát, chữa viêm phế quản, giảm ho, tiêu đờm; tăng cường hệ tiêu hóa, giảm tác hại của bệnh tiêu chảy, ổn định thần kinh, tăng trí nhớ.
- Ngoài ra, chè đắng có tác dụng giảm cholestorol, giảm chứng cao huyết áp, giảm ham lượng mỡ trong máu, lưu thông khí huyết, ngăn chặn suy thoái chức năng của tim và não, giãn khí quản, điều hòa mô mỡ, giảm tích tụ mỡ, chống béo phì. Dịch chiết nước chè đắng có tác dụng kháng khuẩn cao và làm giảm sự xơ cứng mạch máu
Cách sử dụng và bảo quản
- Cho 1 hoặc 2 cọng (nếu là búp chè) hoặc 1 gói (nếu là túi lọc) pha với 100ml nước sôi, sau 3 phút bạn đã uống được. Chè có thể pha được 5 – 6 nước để không còn vị đắng.
- Trong trị liệu, chè đắng còn được sử dụng để nấu nước xông hay tắm rất tốt cho bảo vệ da, vệ sinh da. Người ta còn nấu chè đắng Cao Bằng thành cao lỏng thực vật để uống.
- Bảo quản: Ở nơi khô ráo và thoáng mát. Khi dùng xong thì nhớ buộc bao kĩ tránh không khí.
- Nếu bạn có ý định sử dụng chè kết hợp như 1 vị thuốc chữa bệnh, bạn nên tham khảo bác sĩ trước khi sử dụng.
- Chỉ nên dùng 3 – 5 gram 1 ngày, không nên lạm dụng uống quá đặc. Có thể pha 5 – 6 nước uống hằng ngày.
- Một số trường hợp không được sử dụng chè đắng: Bị cảm lạnh, người có thể chất hư hàn, viêm dạ dày, người già và trẻ nhỏ, phụ nữ đang hành kinh, sản phụ mới sinh đẻ.