Giải pháp dẫn truyền dịch, nước, thuốc vào tĩnh mạch hạn chế lệch vỡ vein, bệnh nhân có thể dễ dàng vận động, giảm thiểu đau đớn và khả năng nhiễm khuẩn.
Kim luồn số 22 có cánh định vị (cánh bướm) và van bơm thuốc (2 đầu) giúp cho kim không bị dịch chuyển và dễ dàng bơm thuốc vào khi cần thiết
NGUYÊN LIỆU
PTFE, PP, PE, POM, Tyvek, Silicon Rubber và thép không gỉ
Kim Luồn Tĩnh Mạch
CHỈ ĐỊNH
Dẫn truyền dịch/ nước, bơm bổ sung thuốc... thay cho kim cánh bướm hoặc kim tiêm, loại bỏ tình trang bị lệch vỡ vein, cho phép bệnh nhân dẽ dàng vận động, dịch chuyển cũng như giảm thiểu đau đớn và khả năng nhiễm khuẩn ... khi phải tiêm, truyền trong thời gian dài.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của kim luồn. Dung dịch truyền có độ đạm đậm đặc cao hoặc truyền máu với liều lượng lớn
TRÌNH TỰ THAO TÁC SỬ DỤNG
Kim Luồn Tĩnh Mạch
- Chọn và tiệt trùng khu vực sẽ chọc kim
- Lựa chọn số kim phù hợp (từ 16 đến 26, mỗi số kim có màu khác nhau để dễ phân biệt)
- Lấy kim luồn ra khỏi bao tiệt trùng và rút bỏ đầu nhựa bảo vệ kim
- Cầm kim luồn bằng tay thuận tại vị tríđốc catheter và van tiêm thuốc
- Chọc 1/3 kim vào tĩnh mạch, khi có máu xuất hiện tại đầu báo phía đốc thì bắt đầu luồn ống catheter vào tĩnh mạch đồng thời với động tác rút nòng kim bên trong ra.
Tuyệt đối lưu ý: Trong bất kỳ trường hợp nào, không được luồn lại nòng kim vào ống catheter khi kim đã được rút ra một phần hay hoàn toàn.
- Bỏ kim vào đúng nơi quy định để hủy.
- Nối đốc ống catheter với dây truyền dịch đã đuổi hết khí.
- Dùng băng dính cố định phần cánh và đốc sao cho catheter không bị dịch chuyển trong quá trình sử dụng cũng như lưu kim (nhằm tránh đứt gãy hoặc tạo vết hở để vi trùng xâm nhập vào máu)
- Đưa thêm thuốc vào (khi cần thiết) qua van bơm thuốc bằng cách mở nắp van rồi dùng bơm tiêm (không kim) bơm thuốc vào, bơm xong đóng nút van lại.
- Tiến hành theo dõi, kiểm tra catheter trong thời gian bơ,/ truyền theo như quy định chung.