CHỈ ĐỊNH:
Điều trị tâm thần phân liệt.
Duy trì cải thiện lâm sàng ở các bệnh nhân đã có đáp ứng với điều trị khởi đầu.
Điều trị các đợt hưng cảm nặng hoặc vừa phải.
Ở các bệnh nhân đã đáp ứng với olanzapin trong đợt hưng cảm, sử dụng olanzapin để dự phòng tái phátrối loạn lưỡng cực. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG:
Có thể uống thuốc lúc no hoặc đói.
Liều dùng nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân, thường nằm trong khoảng 5 - 20 mg/ ngày. Khi muốn ngưng sử dụng thuốc thì nên cân nhắc giảm liều dần dần.
Tâm thần phân liệt:
Liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 10 mg/ ngày.
Đợt hưng cảm:
- Đơn trị liệu: Liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 15 mg/ ngày, uống một lần vào buổi sáng.
- Điều trị phối hợp: 10 mg/ ngày
Dự phòng tái phát rối loạn lưỡng cực:
Liều khởi đầu khuyến nghị là 10 mg/ ngày.
Đối với bệnh nhân đã dùng olanzapin trong đợt hưng cảm, dùng tiếp tục ở liều đã sử dụng.
Bệnh nhân trên 65 tuổi:
Nên bắt đầu dùng ở liều 5 mg/ ngày.
Bệnh nhân bị suy thận và/ hoặc suy gan:
Nên cân nhắc dùng liều khởi đầu 5 mg/ ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp.
LƯU Ý ĐẶC BIỆT VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG:
- Bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng theo dõi mức độ đường huyết vì có nguy cơ bị tăng đường huyết.
- Nên cẩn thận khi dùng cho các bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, tắc ruột liệt và các bệnh có liên quan.
- Không nên dùng olanzapin để điều trị bệnh tâm thần kết hợp với bệnh Parkinson vì có thể làm các triệu chứng Parkinson nặng hơn.
- Không dùng olanzapin để điều trị bệnh sa sút trí tuệ và/ hoặc rối loạn tâm tính vì làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh mạch máu não.
- Tình trạng bệnh nhân điều trị bằng olanzapin có thể cải thiện sau nhiều ngày hoặc vài tuần, vì vậy cần theo dõi bệnh nhân trong suốt thời gian này.
- Có thể tăng nhẹ các enzym gan. Nên theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng suy gan ở các bệnh nhân đã có tình trạng suy gan hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có độc tính trên gan. Nếu bị viêm gan thì phải ngưng dùng thuốc.
- Nên thận trọng với các bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp, hoặc đang dùng thuốc có tác dụng làm giảm bạch cầu, hoặc có tiền sử suy tủy xương do thuốc, hoặc đang điều trị bằng phóng xạ hay hóa trị liệu.
- Bạch cầu thường bị giảm khi dùng olanzapin cùng với valproat.
- Hội chứng tâm thần ác tính (NMS): Nếu bệnh nhân bị hội chứng tâm thần ác tính thì phải ngưng dùng thuốc.
- Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử động kinh.
- Rối loạn vận động muộn: khi dùng lâu dài bệnh nhân có thể có dấu hiệu của rối loạn vận động muộn, cần cân nhắc giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
- Nên kiểm tra huyết áp khi dùng olanzapin cho bệnh nhân trên 65 tuổi vì đôi khi bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế.
- Nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có hội chứng QT dài bẩm sinh, suy tim xung huyết, phì đại tim, hạ kali huyết, hạ magnesi huyết.
Để xa tầm tay trẻ em.
TƯƠNG TÁC THUỐC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC:
Nên thận trọng khi bệnh nhân đang dùng thuốc gây suy nhược thần kinh trung ương.
Olanzapin được chuyển hóa qua CYP1A2, vì vậy các thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế enzym này có thể ảnh hưởng đến dược động học của olanzapin:
- Cảm ứng CYP1A2: Hút thuốc lá, carbamazepin làm giảm nồng độ của olanzapin.
- Ức chế CYP1A2: Fluvoxamin ức chế sự chuyển hóa olanzapin, nên cân nhắc giảm liều dùng olanzapin.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Không có các nghiên cứu có kiểm soát đầy đủ ở phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng olanzapin cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc điều trị hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra.
Nên ngưng cho con bú khi sử dụng olanzapin.
TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Olanzapin có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Nên lưu ý bệnh nhân về điều này.
CHỈ ĐỊNH:
Điều trị tâm thần phân liệt.
Duy trì cải thiện lâm sàng ở các bệnh nhân đã có đáp ứng với điều trị khởi đầu.
Điều trị các đợt hưng cảm nặng hoặc vừa phải.
Ở các bệnh nhân đã đáp ứng với olanzapin trong đợt hưng cảm, sử dụng olanzapin để dự phòng tái phátrối loạn lưỡng cực. LIỀU DÙNG - CÁCH DÙNG:
Có thể uống thuốc lúc no hoặc đói.
Liều dùng nên được điều chỉnh theo từng bệnh nhân, thường nằm trong khoảng 5 - 20 mg/ ngày. Khi muốn ngưng sử dụng thuốc thì nên cân nhắc giảm liều dần dần.
Tâm thần phân liệt:
Liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 10 mg/ ngày.
Đợt hưng cảm:
- Đơn trị liệu: Liều dùng khởi đầu khuyến nghị là 15 mg/ ngày, uống một lần vào buổi sáng.
- Điều trị phối hợp: 10 mg/ ngày
Dự phòng tái phát rối loạn lưỡng cực:
Liều khởi đầu khuyến nghị là 10 mg/ ngày.
Đối với bệnh nhân đã dùng olanzapin trong đợt hưng cảm, dùng tiếp tục ở liều đã sử dụng.
Bệnh nhân trên 65 tuổi:
Nên bắt đầu dùng ở liều 5 mg/ ngày.
Bệnh nhân bị suy thận và/ hoặc suy gan:
Nên cân nhắc dùng liều khởi đầu 5 mg/ ngày.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có nguy cơ bị glôcôm góc hẹp.
LƯU Ý ĐẶC BIỆT VÀ THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG:
- Bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng theo dõi mức độ đường huyết vì có nguy cơ bị tăng đường huyết.
- Nên cẩn thận khi dùng cho các bệnh nhân bị phì đại tiền liệt tuyến, tắc ruột liệt và các bệnh có liên quan.
- Không nên dùng olanzapin để điều trị bệnh tâm thần kết hợp với bệnh Parkinson vì có thể làm các triệu chứng Parkinson nặng hơn.
- Không dùng olanzapin để điều trị bệnh sa sút trí tuệ và/ hoặc rối loạn tâm tính vì làm tăng nguy cơ tử vong và bệnh mạch máu não.
- Tình trạng bệnh nhân điều trị bằng olanzapin có thể cải thiện sau nhiều ngày hoặc vài tuần, vì vậy cần theo dõi bệnh nhân trong suốt thời gian này.
- Có thể tăng nhẹ các enzym gan. Nên theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng suy gan ở các bệnh nhân đã có tình trạng suy gan hoặc bệnh nhân đang sử dụng các thuốc có độc tính trên gan. Nếu bị viêm gan thì phải ngưng dùng thuốc.
- Nên thận trọng với các bệnh nhân có số lượng bạch cầu thấp, hoặc đang dùng thuốc có tác dụng làm giảm bạch cầu, hoặc có tiền sử suy tủy xương do thuốc, hoặc đang điều trị bằng phóng xạ hay hóa trị liệu.
- Bạch cầu thường bị giảm khi dùng olanzapin cùng với valproat.
- Hội chứng tâm thần ác tính (NMS): Nếu bệnh nhân bị hội chứng tâm thần ác tính thì phải ngưng dùng thuốc.
- Thận trọng với các bệnh nhân có tiền sử động kinh.
- Rối loạn vận động muộn: khi dùng lâu dài bệnh nhân có thể có dấu hiệu của rối loạn vận động muộn, cần cân nhắc giảm liều hoặc ngưng dùng thuốc.
- Nên kiểm tra huyết áp khi dùng olanzapin cho bệnh nhân trên 65 tuổi vì đôi khi bệnh nhân bị hạ huyết áp tư thế.
- Nên thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có hội chứng QT dài bẩm sinh, suy tim xung huyết, phì đại tim, hạ kali huyết, hạ magnesi huyết.
Để xa tầm tay trẻ em.
TƯƠNG TÁC THUỐC, CÁC DẠNG TƯƠNG TÁC KHÁC:
Nên thận trọng khi bệnh nhân đang dùng thuốc gây suy nhược thần kinh trung ương.
Olanzapin được chuyển hóa qua CYP1A2, vì vậy các thuốc gây cảm ứng hoặc ức chế enzym này có thể ảnh hưởng đến dược động học của olanzapin:
- Cảm ứng CYP1A2: Hút thuốc lá, carbamazepin làm giảm nồng độ của olanzapin.
- Ức chế CYP1A2: Fluvoxamin ức chế sự chuyển hóa olanzapin, nên cân nhắc giảm liều dùng olanzapin.
SỬ DỤNG CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ:
Không có các nghiên cứu có kiểm soát đầy đủ ở phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng olanzapin cho phụ nữ có thai khi lợi ích của việc điều trị hơn hẳn nguy cơ có thể xảy ra.
Nên ngưng cho con bú khi sử dụng olanzapin.
TÁC ĐỘNG TRÊN KHẢ NĂNG LÁI XE VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC:
Olanzapin có thể gây chóng mặt, buồn ngủ. Nên lưu ý bệnh nhân về điều này.